- Grand Prix RTL-Lire (Ru), Paris Salon du livre (2010)
- Grand Prix La Presse, Essay/Practical Books category (Ru), Montreal Salon du livre (2010)
- The Governor General’s Literary Award for French-language fiction (Ru) (2010)
- Grand prix littéraire Archambault (Ru) (2011)
- Mondello Prize for multiculturalism (Premio Modello per la Multiculturalità, Italy) (Ru) (2011)
- Paul-Gérin-Lajoie Award for tolerance, Fondation Ensemble (2013)
- Canada Reads winner (Ru), Canadian Broadcasting Corporation (CBC) (2015)
- Knight of the National Order of Quebec (Ordre national du Québec) (2015)
- 2017 NordSud International Prize (for Il mio Vietnam, the Italian translation of her novel Vi), Pescarabruzzo Foundation (2017)
- Honorary Doctorate, Concordia University (2017)
Bản tin VOA viết rằng, ““Không có. Không có.” Kim Thúy cười lớn, khẳng định “không có” chuyện cô sẽ đoạt Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương (the New Prize in Literature), được mệnh danh “giải thưởng thay thế Nobel Văn Chương 2018.”
“Giải thưởng mới “tính theo số người bỏ phiếu.” Kim Thúy nói với VOA, cô ngạc nhiên, và độc giả của cô cũng ngạc nhiên, về việc cô có tên trong số 47 tác giả được đưa ra cho công chúng bình chọn.
““Chẳng hạn, trong 47 người đó, có nhà văn Rowling. Chỉ cần 0.01% độc giả của Rowling bỏ phiếu, thì tôi đã không có tên trong số 4 người [vào vòng trong].” Rồi cô cười lớn, “chắc Rowling không để ý.”
“Hàn Lâm Viện Thụy Điển quyết định hoãn công bố giải Nobel Văn Chương 2018 do các điều tiếng về scandal liên quan đến giám khảo của giải thưởng danh giá này. Vì lý do ấy, các quản thủ thư viện Thụy Điển cùng thành viên trong cộng đồng văn hóa và nghệ thuật quyết định lập ra một giải thưởng khác, chỉ trong năm nay, để lấp vào khoảng trống của Nobel Văn Chương.
“Văn bản nói về lý do ra đời của Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương có đoạn: “Trong thời điểm mà giá trị nhân văn ngày càng bị thách thức, thì văn chương trở thành lực đối kháng với sự đàn áp và thái độ vô cảm. Bây giờ là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết giải thưởng văn chương cao quý nhất thế giới phải được trao tặng.”
“Các thành viên trong ban tổ chức Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương chọn ra danh sách 47 nhà văn trên toàn thế giới, rồi để công chúng bình chọn. Bốn người có số phiếu cao nhất sẽ được xét chọn bởi ban giám khảo, gồm giáo sư văn chương Lisbeth Larsson, nhà báo kiêm thủ thư Marianne Steinsaphir, nhà phê bình kiêm chủ bút Peter Stenson, và giám đốc thư viện, Gunilla Sandin.
“Trả lời tờ báo National Post, Kim Thúy cũng nói xác suất để mình thắng giải thưởng này là “dưới zero phần trăm.” Cô nói về 3 nhà văn trong danh sách được bình chọn (Maryse Condé - the Guadeloupe và Pháp, Haruki Murakami - Nhật Bản; và Neil Gaiman - Anh): “Họ là những biểu tượng văn hóa – những nhà văn dày dạn kinh nghiệm – trong khi tôi chỉ mới bắt đầu hành trình của mình.”“
Bản tin VOA cho biết thêm rằng, “Kim Thúy thật lòng không tin mình sẽ thắng giải, và cô bông đùa thoải mái về giả thuyết sẽ trở thành “khôi nguyên giải thưởng thay thế Nobel Văn Chương.”
“Thế nhưng, con đường đi vào văn chương của tác giả các tác phẩm có tựa đề độc đáo, “Ru,” “Vi,” “Man,” lại mang đậm sự ray rứt về thân phân con người di dân, tị nạn, và lòng yêu mến đến sâu thẳm giá trị văn hóa Việt Nam.
““Ru”, xuất bản cách đây gần 10 năm, là một trong những tác phẩm thành công nhất của Kim Thúy. Tác phẩm, được viết bằng tiếng Pháp, được dịch sang 27 ngôn ngữ, gần đây nhất là dịch sang tiếng Ukraine.”
“Kim Thúy vượt biên năm 1978, lúc mới 10 tuổi, rồi sang định cư tại Canada. Cô tốt nghiệp ngành Luật, đến năm 1998 thì về Việt Nam làm việc 4 năm. Đối với cô, 4 năm này là cơ hội để cô học lại văn hóa Việt Nam, là văn hóa mà cô tưởng mình “đã hiểu”.
Bản tin VOA kể thêm về chuyện nhà văn Kim Thúy đi vào đường văn chương như sau:
“Kim Thúy luôn khẳng định, rằng cô không chọn văn chương, mà văn chương chọn cô, từ một sự tình cờ nằm ở những đèn xanh, đèn đỏ ở các ngã tư đường tại Montreal.
Tôi ngủ gục quá nhiều ở các đèn đỏ. Ngủ gục ở đèn đỏ thì rất nguy hiểm, nên lúc đầu tôi ăn hạt dưa. Nhưng ăn hạt dưa riết rồi hư răng. Thành ra đổi lại viết lúc dừng đèn đỏ. Thành ra cuốn sách này (Ru) là do những cái đèn đỏ. Mà tôi thích quá nên hay tìm những cái đèn đỏ lâu nhất, dài nhất ở Montreal để đi. Nhiều khi đi thành một vòng để tìm đèn đỏ dài thiệt dài để mình có thể viết tí xíu.”
Lúc đầu cũng định thử [viết] một tháng thôi, và vì mình xuất thân là di dân, tị nạn. Rồi một tháng thành hai tháng, rồi năm tháng, rồi một năm, rồi thành một cuốn sách. Và cũng không nghĩ cuốn sách được nhiều người đọc như thế. Bây giờ nếu có ai mời nói về vấn đề di dân thì em cám ơn, vì có cơ hội nói cho những người đó; vì ít khi mình đưa microphone cho một người di dân, một người tị nạn nói. Thành ra, nếu tôi có cơ hội được đứng lên nói cho những người không có cơ hội, những người vượt biển mất tích hoặc chết ở biển, thì tôi nghĩ tôi có trách nhiệm nói giúp cho họ. Và hễ có cơ hội thì cứ nói, nhất là bây giờ có nhiều vấn đề về di dân.”
“The CBC, hãng tin Canada, 47 nhà văn được chọn có nhiều lối viết và thể loại khác nhau, từ nhà văn hư cấu nổi tiếng Haruki Murakami, Cormac McCarthy, Don DeLillo, Zadie Smith và Elena Ferrante, đến các nhà văn viết cho thiếu nhi, như J.K. Rowling và Meg Rosoff, hay nhạc sĩ Patti Smith và nhà văn châm biếm giả tưởng nổi tiếng Neil Gaiman.
“Trong khi ấy, Kim Thúy, nhà văn Canada gốc Việt, thì cho rằng mình được chọn chỉ vì nói đúng chuyện vào “đúng lúc, đúng thời.”
““Cuốn sách Ru là do một người bạn của Kim Thúy cầm mang đến một nhà xuất bản chứ bản thân tôi không có liếm tem, bỏ vào bao thơ để gởi. Thế rồi cuốn sách được chấp nhận rất nhanh. Thành ra cuốn sách này là ai chọn tôi chứ cá nhân chỉ là người gởi thông điệp.”
“Và vai trò “gởi thông điệp,” theo Kim Thúy, chỉ có tính giai đoạn: “Rồi năm năm sau, vai trò đó lại trao cho người khác rồi tôi đi làm chuyện khác (cười lớn). Người Việt Nam mình hay nói “đúng lúc, đúng thời”, thì tôi chỉ nói cuốn Ru là đúng lúc, đúng thời.”“
............................................................
- Đặng Túy
Nghĩ về RU:
Vượt được lối kể chuyện ước lệ thông thường của truyền thống hát bộ với nhân vật mặt đỏ mắt sáng là người trung, mặt trắng là đứa nịnh, khi đau thương thì giọng ai oán, khi phẫn nộ thì inh ỏi kèn trống phèng la… không, nó chưa biết luật lệ ấy, hay đúng ra, bất chấp thứ luật lệ ấy. (Cũng nên nhớ rằng những kẻ áp dụng qui luật phần nhiều lại là những kẻ không sống thật vì lý do này hay lý do khác mà vẫn phải viết nên đã chọn lựa phương pháp ước lệ dễ theo nêu trên). Giọng đứa trẻ đều đều, một vài hình ảnh, một chút sự kiện nhưng rất nhiều tâm tình. Ở đâu cũng có giọng tâm tình, rất Việt Nam, nên khi truyện được đặt dưới mắt người Tây phương thì họ tìm thấy ở đấy chất thơ mà tinh thần cartésien hiếm khi biết tới. Vì vậy độc giả hãy vứt bỏ thái độ đọc truyện để biết kết quả cuối truyện ra sao; ở đây không là truyện, chỉ là lời ru, tiếng thì thầm tỉ tê trước cho mình, sau cho người. Người viết cố tâm không theo thứ tự thời gian, nghĩ gì viết nấy, xáo trộn hôm qua và hôm kia ngày sau và ngày trước, những khốn khổ không đòi phải nhăn mặt chau mày, những phẫn nộ không cần đưa nắm đấm ra dọa nạt, nó âm thầm day dứt đến mỏi mệt.
Chú thích:
................................................................
Nhà văn Kim Thúy nhìn chữ là thấy thương
19/09/2018
Nhà văn Kim Thúy tại Festival America, tháng 9, 2010. (Hình: Camille Gévaudan)
“Không có. Không có.” Kim Thúy cười lớn, khẳng định “không có” chuyện cô sẽ đoạt Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương (the New Prize in Literature), được mệnh danh “giải thưởng thay thế Nobel Văn Chương 2018.”
Giải thưởng mới “tính theo số người bỏ phiếu.” Kim Thúy nói với VOA, cô ngạc nhiên, và độc giả của cô cũng ngạc nhiên, về việc cô có tên trong số 47 tác giả được đưa ra cho công chúng bình chọn.
“Chẳng hạn, trong 47 người đó, có nhà văn Rowling. Chỉ cần 0.01% độc giả của Rowling bỏ phiếu, thì tôi đã không có tên trong số 4 người [vào vòng trong].” Rồi cô cười lớn, “chắc Rowling không để ý.”
Hàn Lâm Viện Thụy Điển quyết định hoãn công bố giải Nobel Văn Chương 2018 do các điều tiếng về scandal liên quan đến giám khảo của giải thưởng danh giá này. Vì lý do ấy, các quản thủ thư viện Thụy Điển cùng thành viên trong cộng đồng văn hóa và nghệ thuật quyết định lập ra một giải thưởng khác, chỉ trong năm nay, để lấp vào khoảng trống của Nobel Văn Chương.
Tôi hãnh diện về vẻ đẹp của Việt Nam mình. Có những cái nhỏ, nhỏ, nhỏ của Việt Nam mình mà mình không để ý tới. Chẳng hạn chữ “ru,” không ngờ một chữ “ru” mà đẹp đến như vậy.
Nhà Văn Kim Thúy
Văn bản nói về lý do ra đời của Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương có đoạn: “Trong thời điểm mà giá trị nhân văn ngày càng bị thách thức, thì văn chương trở thành lực đối kháng với sự đàn áp và thái độ vô cảm. Bây giờ là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết giải thưởng văn chương cao quý nhất thế giới phải được trao tặng.”
Các thành viên trong ban tổ chức Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương chọn ra danh sách 47 nhà văn trên toàn thế giới, rồi để công chúng bình chọn. Bốn người có số phiếu cao nhất sẽ được xét chọn bởi ban giám khảo, gồm giáo sư văn chương Lisbeth Larsson, nhà báo kiêm thủ thư Marianne Steinsaphir, nhà phê bình kiêm chủ bút Peter Stenson, và giám đốc thư viện, Gunilla Sandin.
Trả lời tờ báo National Post, Kim Thúy cũng nói xác suất để mình thắng giải thưởng này là “dưới zero phần trăm.” Cô nói về 3 nhà văn trong danh sách được bình chọn (Maryse Condé - the Guadeloupe và Pháp, Haruki Murakami - Nhật Bản; và Neil Gaiman - Anh): “Họ là những biểu tượng văn hóa – những nhà văn dày dạn kinh nghiệm – trong khi tôi chỉ mới bắt đầu hành trình của mình.”
Rồi cô nói đùa: “Có thể gia đình tôi hơi đông người!”
Kim Thúy thật lòng không tin mình sẽ thắng giải, và cô bông đùa thoải mái về giả thuyết sẽ trở thành “khôi nguyên giải thưởng thay thế Nobel Văn Chương.”
Thế nhưng, con đường đi vào văn chương của tác giả các tác phẩm có tựa đề độc đáo, “Ru,” “Vi,” “Man,” lại mang đậm sự ray rứt về thân phân con người di dân, tị nạn, và lòng yêu mến đến sâu thẳm giá trị văn hóa Việt Nam.
“Tôi hãnh diện về vẻ đẹp của Việt Nam mình. Có những cái nhỏ, nhỏ, nhỏ của Việt Nam mình mà mình không để ý tới. Chẳng hạn chữ “ru,” không ngờ một chữ “ru” mà đẹp đến như vậy. Khi tôi tìm đến tiếng Pháp thì chữ “ru” trong tiếng Pháp rất dài. Ru con ngủ là một cái gì rất là dài, thế mà “ru” chỉ là một chữ thôi. Thành ra tôi thấy nó hay quá đi, và thấy mình phải chia sẻ.” Kim Thúy nói với VOA.
Cách “chia sẻ” của Kim Thúy cũng rất lạ: Cô muốn, qua mỗi tác phẩm của mình, độc giả ngoại quốc lại được học thêm một vài chữ tiếng Việt. Và sự chia sẻ ấy bắt đầu ngay từ tựa đề của sách.
“Chỉ một “sound” đã có ý nghĩa rồi. Chữ “Man,” tức là “Mãn”, đẹp thế nào. Mãn, là mãn nguyện. Nhìn chữ là thấy thương. Hay “ru,” tiếng Pháp cũng có ý nghĩa. “Man,” tiếng Anh cũng có nghĩa. “Vi,” cũng gần như “C’est la Vie” trong tiếng Pháp. Lúc nào cũng có ý nghĩa của 2, 3 ngôn ngữ. Nhưng lúc nào cũng muốn có tiếng Việt Nam. Tôi muốn độc giả thấy chữ viết của tiếng Việt mình. Tức là độc giả của tôi bây giờ biết ít nhất là một chữ tiếng Việt. Còn trong tác phẩm “Man,” gần như mỗi trang đều có một chữ tiếng Việt, để người ta thấy tiếng Việt mình có dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng…”
“Ru”, xuất bản cách đây gần 10 năm, là một trong những tác phẩm thành công nhất của Kim Thúy. Tác phẩm, được viết bằng tiếng Pháp, được dịch sang 27 ngôn ngữ, gần đây nhất là dịch sang tiếng Ukraine.
Nhưng Kim Thúy “thấy buồn” khi “Ru” đến nay vẫn còn “ăn khách.”
“Có nhiều nước mua và dịch Ru ra tiếng của họ, bây giờ vẫn còn, thành ra tôi thấy Ru cứ còn mới như là một em bé. Nhưng rất buồn là còn phải dùng chữ di dân, tị nạn trong tác phẩm, chỉ mong là một ngày nào không cần dùng chữ này nữa thôi. Nhưng mà rồi chiến tranh hết ở đây rồi ở kia. Thành ra ở phương diện ấy, nếu cuốn sách này còn mới hoài, còn nói về vấn đề của hiện tại bây giờ… Tôi mong là một ngày nào đó, cuốn sách này chỉ nói về một chuyện rất xa xưa trong quá khứ, không ăn nhập gì với thời hiện tại.”
Tôi ngủ gục quá nhiều ở các đèn đỏ. Ngủ gục ở đèn đỏ thì rất nguy hiểm, nên lúc đầu tôi ăn hạt dưa. Nhưng ăn hạt dưa riết rồi hư răng. Thành ra đổi lại viết lúc dừng đèn đỏ. Thành ra cuốn sách này (Ru) là do những cái đèn đỏ.
Nhà Văn Kim Thúy
Kim Thúy vượt biên năm 1978, lúc mới 10 tuổi, rồi sang định cư tại Canada. Cô tốt nghiệp ngành Luật, đến năm 1998 thì về Việt Nam làm việc 4 năm. Đối với cô, 4 năm này là cơ hội để cô học lại văn hóa Việt Nam, là văn hóa mà cô tưởng mình “đã hiểu”.
“Thật ra thì tôi thấy tôi nhầm cơ. Tưởng là hiểu Việt Nam, mà thật ra trở lại Việt Nam sau 20 năm thì Việt Nam trở thành một xứ khác rồi. Mà ở đâu cũng vậy, luôn luôn có sự thay đổi. Tôi sanh ở Sài Gòn mà khi trở về làm việc là làm ở Hà Nội, lại là một xứ mới (cười lớn). Và như vậy phải học trở lại, và nhờ học trở lại tôi tìm ra cái đẹp đặc sắc của Việt Nam mình. Nếu không trở lại Việt Nam trong 4 năm đó, tôi không nghĩ có thể viết được; sẽ không thể biết làm sao để trân quý vẻ đẹp riêng của Việt Nam. Thành ra nhờ 4 năm ấy, trở về một nơi mình nghĩ mình biết, mà mình không biết, đó là một sự học hỏi phải làm lại từ đầu.”
Kim Thúy luôn khẳng định, rằng cô không chọn văn chương, mà văn chương chọn cô, từ một sự tình cờ nằm ở những đèn xanh, đèn đỏ ở các ngã tư đường tại Montreal.
“Tôi ngủ gục quá nhiều ở các đèn đỏ. Ngủ gục ở đèn đỏ thì rất nguy hiểm, nên lúc đầu tôi ăn hạt dưa. Nhưng ăn hạt dưa riết rồi hư răng. Thành ra đổi lại viết lúc dừng đèn đỏ. Thành ra cuốn sách này (Ru) là do những cái đèn đỏ. Mà tôi thích quá nên hay tìm những cái đèn đỏ lâu nhất, dài nhất ở Montreal để đi. Nhiều khi đi thành một vòng để tìm đèn đỏ dài thiệt dài để mình có thể viết tí xíu.”
“Lúc đầu cũng định thử [viết] một tháng thôi, và vì mình xuất thân là di dân, tị nạn. Rồi một tháng thành hai tháng, rồi năm tháng, rồi một năm, rồi thành một cuốn sách. Và cũng không nghĩ cuốn sách được nhiều người đọc như thế. Bây giờ nếu có ai mời nói về vấn đề di dân thì em cám ơn, vì có cơ hội nói cho những người đó; vì ít khi mình đưa microphone cho một người di dân, một người tị nạn nói. Thành ra, nếu tôi có cơ hội được đứng lên nói cho những người không có cơ hội, những người vượt biển mất tích hoặc chết ở biển, thì tôi nghĩ tôi có trách nhiệm nói giúp cho họ. Và hễ có cơ hội thì cứ nói, nhất là bây giờ có nhiều vấn đề về di dân.”
The CBC, hãng tin Canada, 47 nhà văn được chọn có nhiều lối viết và thể loại khác nhau, từ nhà văn hư cấu nổi tiếng Haruki Murakami, Cormac McCarthy, Don DeLillo, Zadie Smith và Elena Ferrante, đến các nhà văn viết cho thiếu nhi, như J.K. Rowling và Meg Rosoff, hay nhạc sĩ Patti Smith và nhà văn châm biếm giả tưởng nổi tiếng Neil Gaiman.
Trong khi ấy, Kim Thúy, nhà văn Canada gốc Việt, thì cho rằng mình được chọn chỉ vì nói đúng chuyện vào “đúng lúc, đúng thời.”
“Cuốn sách Ru là do một người bạn của Kim Thúy cầm mang đến một nhà xuất bản chứ bản thân tôi không có liếm tem, bỏ vào bao thơ để gởi. Thế rồi cuốn sách được chấp nhận rất nhanh. Thành ra cuốn sách này là ai chọn tôi chứ cá nhân chỉ là người gởi thông điệp.”
Và vai trò “gởi thông điệp,” theo Kim Thúy, chỉ có tính giai đoạn: “Rồi năm năm sau, vai trò đó lại trao cho người khác rồi tôi đi làm chuyện khác (cười lớn). Người Việt Nam mình hay nói “đúng lúc, đúng thời”, thì tôi chỉ nói cuốn Ru là đúng lúc, đúng thời.”
Lịch sử dân tộc là một cuốn sách dày, và Kim Thúy chỉ e rằng, một trang trong cuốn sách lịch sử ấy sẽ mất đi, hay bị bỏ trống, chỉ vì những chứng nhân của giai đoạn ấy không kịp viết lại những điều đã xảy ra. Viết, và viết đúng sự thật đã xảy ra, là thông điệp mà cô muốn gởi đến độc giả gốc Việt của mình: “Quan trọng là tất cả chúng ta đều viết, không chỉ văn sĩ mới viết. Những gì chúng ta viết là để lại cho thế hệ mới, giống như dây curoa, luôn tiếp tục vận hành. Mình là con cháu của ông bà mình, chứ không chỉ là mình, thành ra, tôi mong lúc nào cũng viết để để lại. Bởi vì “trang” ấy, không có sách lịch sử nào viết lại cả.”
Và mọi câu chuyện của từng người Việt Nam đã sống qua một giai đoạn nào đó, được cho vào một chiếc hộp, để các thế hệ sau có thể trở vô để đọc, từng câu chuyện một.
Diễn đàn Facebook
........................................
Nhà văn Kim Thúy: Có hai nền văn hóa, giống như mình giàu có gấp hai lần
Phi Hà -
Sau chuyến đi với đoàn Canada trở lại Việt Nam, rồi qua Singapore vừa qua, Kim Thúy còn đi tiếp trong hành trình giới thiệu cuốn “Ru” ở Rumania và Pháp. Chuyến về lại Việt Nam với Thúy năm 2011 này thật đặc biệt, vì trong danh sách tháp tùng của một phái đoàn chính phủ. Thúy khóc ngon lành suốt, khóc quá chừng nhiều vì vui…
“Nghe thấy cả trái tim đập của người Việt”
“Ru”, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Kim Thúy, do NXB Libre Expression phát hành vào tháng 10 năm 2009, bán bản quyền cho 11 nước trên thế giới. Sách đã được trao Giải thưởng Văn học 2010 của Toàn quyền, giải Grand Prix RTL/2010 và Grand Prix du Salon du Livre de Montréal 2010. Giải thưởng đã có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bà mẹ có hai con nhỏ này: “Ngoài giải ban đầu đã có 20 xứ mua bản quyền cuốn sách. Thúy phải đi rất nhiều, nên đành phải để ba mẹ lo cho tụi nhỏ nhiều hơn. Làm sao vừa đi vừa lo cho tụi nhỏ được là vấn đề khó khăn nhất với Thúy. Chỉ viết chơi thôi, không nghĩ là sẽ đi theo nghề viết, nhưng những chuyện xảy ra đã cho phép Thúy tiếp tục ngồi viết”.
Khi nghe thắc mắc, nữ nhà văn Pháp gốc Việt nổi tiếng Linda Lê đã lựa chọn con đường bỏ quên hẳn tiếng Việt để thực sự viết giỏi tiếng Pháp, còn chị chọn lối đi ngược lại, cố gắng học lại tiếng Việt, mà không e ngại rằng vốn tiếng Pháp của mình có thể bị ảnh hưởng bởi cách viết tiếng Việt hay sao, Thúy nói: “Thúy nghĩ khi học thêm được một thứ tiếng mới thì mình lại hiểu sâu đậm thêm thứ tiếng đầu. Vì tự nhiên sẽ có sự so sánh, so sánh là một quá trình buộc chúng ta khám phá, suy nghĩ, và học thêm được nhiều hơn. Hiểu thêm một thứ tiếng là hiểu thêm một văn hóa, một truyền thống, là có thêm được không biết bao nhiêu báu vật từ những hình ảnh, âm thanh, văn phạm, hương vị, nhạc điệu…Có lẽ nhờ vậy mà Ru có được một tiếng nói hơi khác hơn bình thường. Ru được viết bằng tiếng Pháp nhưng có lẽ các hình ảnh và nhạc điệu của nó rất Việt Nam. Có những độc giả ở Canada đã nói: cách viết của Thúy đúng là tiếng Pháp, nhưng cái cách nghĩ, cách nhìn lại là của người Việt Nam.”
Khi còn làm cho công ty luật Stikeman, Thúy có cơ hội về Việt Nam và làm việc ở đây từ 1996-2000. Những năm này, Stikeman Elliott có hợp tác với Việt Nam trong một dự án do Canada tài trợ, với nhiều đối tác, nhưng đối tác quan trọng nhất là Tổ tư vấn của Thủ tướng chính phủ Việt Nam về các chính sách cải cách. Thúy được sếp chọn về cùng vì là người gốc Việt. Xa đất nước từ khi còn nhỏ xíu, được về làm việc ở Hà Nội, với Thúy giống như đi tới một xứ sở khác: “Mình quá vui thích vì nó cho mình thêm một cách nhìn mới. Nền văn hóa mới nào Thúy cũng thích hết, nhưng ở Việt Nam thì đặc biệt hơn vì là văn hóa của tiếng mẹ đẻ, Thúy có cơ hội hiểu rõ hơn về văn hóa của mình. Và vì hiểu nhiều hơn, tự nhiên cảm thấy mình giàu có hơn khi có được tới hai văn hóa. Nhờ mình có chút xíu tiếng Việt, nên mình học được nhanh hơn, và nhiều khi như mình nhớ lại, hiểu sâu hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những điều mới biết qua đôi chút. Ở nước ngoài mình chỉ có một cách nhìn của người nước ngoài, hay của những người Việt ở nước ngoài về Việt Nam - dù muốn dù không Thúy cũng không hẳn là 100% Việt Nam nữa rồi. Nhưng ở đây, được nhìn qua đôi mắt của chính mình, nghe được thêm không biết bao nhiêu người Việt nữa có cách nhìn rất khác nữa. Thế nên Thúy có cảm tưởng mình về mình nghe thấy cả trái tim đập của người Việt. Thúy kinh ngạc thấy tiếng Việt mình sao mà hay quá, sao dồi dào, phong phú đến thế. Rồi Thúy có cơ hội để hiểu hơn cả cách sống. Hôm trước Thúy sang Thái Lan, họ cho ăn cơm với lạc, với kim chi gì gì nữa…bỗng nhớ Hà Nội vô cùng, vì lần đầu Thúy ăn cơm với lạc là ở Hà Nội, món ăn ở miền Nam không có”.
Giai điệu hòa âm của piano và violin
Cuốn sách thứ hai của Kim Thúy có tên tiếng Pháp “À toi” (tạm dịch: Cho bạn), đã được xuất bản ở Québec, Canada, ra mắt độc giả vào tháng 9/2011, cũng nằm trong danh sách best-seller của Quebec bốn, năm tuần lễ, sau đó đã được mua bản quyền xuất bản tại Pháp, Rumani, Thụy Điển. Thúy viết cuốn sách này cùng với Pascal Janovjak, một nhà văn người Thụy Sĩ mà chị gặp tại Monaco ở giải thưởng Literary Award “bởi vì cả hai đều vào chung kết.” Nếu “Ru” nói về việc cố gắng sống sót, thì “À toi” nói về học cách sống. “Học cách sống vì khi mình đi sang một xứ khác, phải học lại một thứ ngôn ngữ khác, một văn hóa khác. Có những gia đình cha mẹ không biết ngoại ngữ, thì những đứa con lại cũng phải nhận lãnh thay vai trò của cha mẹ, để làm cầu nối cho cha mẹ với môi trường xung quanh. Mọi trật tự thông thường như đã bị đảo lộn. Và những đứa trẻ như Thúy đều phải bắt buộc cố gắng phải chạy để kịp lấy lại thời gian đã bị trễ. Mình không có sự lựa chọn cho sở thích, đam mê, nghề nghiệp nữa. Từ việc đi ăn một cây kem cũng thấy rất tội lỗi, vì vừa mất thời gian, vừa tốn tiền trong khi cả gia đình khó khăn lắm mới kiếm được đồng tiền. Khi mải chạy đua với thời gian như thế, chẳng có lúc nào để ngước lên nhìn bầu trời, nhìn thiên nhiên, mơ mộng… Đến khi bắt đầu hòa nhập được, lại phải học từ đầu cách giao tiếp các mối quan hệ xã hội, học ăn mà thưởng thức cái mình ăn… Học sống như thế đấy.”
“À toi” là một cuốn sách tự sự, không dễ gọi tên thể loại. Sau cuộc gặp gỡ tại Monaco, email qua lại, thấy quá hợp nhau trong cách viết, cách tư duy, Kim Thúy và Pascal quyết định là những email sẽ viết cho nhau, kể cho nhau những câu chuyện ở hai xứ sở để hình thành một cuốn sách. “Cha Pascal người Xlovakia, má người Pháp, sanh Pascal ở Thụy Sĩ. Pascal đi làm ở rất nhiều nơi, nơi cuối khi Thúy gặp, là anh ấy làm việc ở Palextin. Lúc đó Thúy rất tò mò, không hiểu sao một người Thụy Sĩ mà lại làm ở Palextin. Cuộc đàm thoại bắt đầu từ đấy. Chỉ một tiếng rưỡi ăn sáng nói chuyện mà thấy có rất nhiều điểm chung, hiểu nhau như bạn từ ngày xưa. Cả hai đều thích viết như thế, cũng chẳng hiểu để làm chi, có cái duyên như thế rồi tự nhiên làm thôi. Cái hay là hai đứa có cùng một kiểu suy nghĩ, có cùng một cách nhìn, nhưng vẫn có những điểm khác biệt, ví như cách nhìn của Pascal là một người đàn ông, Thúy là một người phụ nữ, hay Pascal hấp thụ một nền văn hóa và một lịch sử vô cùng khác với Thúy, nhưng lại rất là hợp, giống như đàn piano và đàn violin vậy, dù hai cây đàn rất khác nhau nhưng lại hòa tấu chung với nhau rất hòa hợp.”
“Khi viết không chỉ câu chuyện, mà cái quan trọng nhất với Thúy là nhạc điệu của ngôn ngữ. Cuốn Ru là như thế. Với Thúy nhạc điệu của tác phẩm cũng quan trọng bằng câu chuyện. Tất nhiên Thúy không phải nhà thơ mà cũng không biết làm thơ, nhưng mỗi từ mình chọn đều rất quan trọng, không phải chỉ cho câu chuyện, mà cho chính sự hiện diện của từ đấy. Mỗi từ có một chất lượng riêng của nó, có màu sắc riêng, giai điệu riêng, có mùi hương riêng... Vì thế khi viết Thúy lựa chọn từ ngữ rất kỹ. Pascal cũng thế. Nói chung hai đứa có cách nhìn giống nhau về cách viết văn., về ngôn ngữ.”
“Hên vậy thôi”
Kim Thúy nói, ở Canada thường nhà văn viết bằng tiếng Pháp không sống được bằng nghề này. Chỉ Québec có độc giả tiếng Pháp, nhưng nơi này chỉ có khoảng bảy triệu dân. Một cuốn sách văn học best - seller thường chỉ bán được từ 3000 -5000 cuốn là đã nhiều: “Tác giả nhận được khoảng 10% của giá bán, mà giá bán trung bình là 20 đô la. Như thế 3000 cuốn mới được 6000 đô, mà phải ba năm tác giả mới nhận được tính từ khi bắt đầu viết đến khi được xuất bản. Cứ nhìn như thế thì thấy nhà văn lấy gì mà sống, khi ở đất Canada này nhà cửa một tháng đã mất khoảng 1000 đôla rồi. Chỉ ngồi viết không thì chắc “cạp đất mà ăn” thôi”, nên rất ít người có thể sống bằng nghề này. Ở Việt Nam chắc cũng cùng một vấn đề như thế.”
Nhưng Thúy “hên” vì “Ru” bán được cả trăm ngàn cuốn ở Québec. Còn ở những nước khác dù thù lao ít ỏi (mỗi cuốn được chừng 25 xu - 5000 đồng tiền Việt - vì tác giả còn phải chia tiền với NXB, người đại diện vv…) Song như chị tự trào lộng thì: “Thúy rất hên vì không phải lo lắng chuyện tiền nong, có ông chồng chấp nhận nuôi Thúy với tụi nhỏ nên viết cũng được, không viết chẳng sao, vẫn có đồ ăn như thường!! Viết sách không phải để kiếm tiền, có điều với Thúy thì may mắn là “Ru” ra đời rất tốt. Vì sau đó mình lên truyền hình, đi nói chuyện, hay viết bài cho nơi này nơi kia vv.. những thứ đó lại có tiền hơn. ”
Trước khi viết văn, Kim Thúy đã từng làm rất nhiều việc: hái trái cây, làm thợ may, phiên dịch, luật sư, đầu bếp, chủ nhà hàng, là khách mời của các chương trình nấu ăn trên các chương trình phát thanh và truyền hình. Con đường sự nghiệp của Thúy là con đường mà ai cũng thấy là có những thành công không dễ dàng mà đạt được, phải nỗ lực suốt một thời tuổi trẻ mới có được, nhưng với cách nhìn của Thúy thì mọi chuyện đều rất vui, luôn bắt đầu bằng chữ “chẳng hiểu sao”: “Thúy rất thích viết, nhưng sang đây viết thì sống bằng gì, chết đói thôi. Vì thế không đi học văn được, đành đi học phiên dịch, rồi làm thông dịch…Điểm học phiên dịch của Thúy quá dở, nên cũng không thể nào quay lại học các ngành kiếm việc tốt như nghề bác sĩ được. Thúy chẳng biết đếm, tính đếm quá dở nên cũng chẳng vô học thương mại được! Tụi em nói Thúy nói nhiều quá nên thôi đi học Luật đi nói cho người khác nghe, tụi nó ngán nghe Thúy quá rồi. Hai thằng em ghi tên, còn Thúy chẳng biết sao lại đậu. Hồi đó Thúy làm việc rất nhiều, đi làm thông dịch viên 100 tiếng một tuần, cùng với đi học đại học cũng trày vi tróc vảy lắm - vì ngành luật sau một năm đầu là 1/3 đứa rớt hay bỏ đi. Tụi bạn chắc chắn là Thúy sẽ rớt vì tội ngủ gục quá nhiều trong lớp, vì Thúy làm việc tới 3h sáng, cuối tuần thì làm 48h/48, nên đến lớp toàn ngủ, thế mà chẳng biết sao Thúy lại qua được. Rất hên là Stikeman Elliott - một trong hai công ty luật lớn nhất ở Canada lại nhận Thúy vào làm. Cái văn phòng mà Thúy chọn quay lại trong những nơi gọi lại sau phỏng vấn, Thúy cũng không biết nó là abc gì hết, mà trở lại chỉ vì anh chàng phỏng vấn rất đẹp trai. Thành ra Thúy chỉ muốn trở lại để được gặp lại anh chàng đó, thế thôi. Không ngờ làm việc mới biết văn phòng đó vô cùng lớn và nổi tiếng. . Vào làm đó cũng căng lắm, tối ngày sáng đêm, nhưng từ đấy Thúy học hỏi được rất nhiều.”
Khi được hỏi về quá khứ di cư, bắt đầu từ đầu và tập thích nghi, tập hòa nhập ở một vùng đất hoàn toàn mới mẻ, là cái cớ cho sự ra đời tác phẩm văn học đầu tay của chị, Kim Thúy nói: “Việc được sống qua thử thách ấy với Thúy là một việc rất hên. Nhờ điều đó mà Thúy trở thành một người mạnh mẽ hơn rất nhiều, học hỏi được nhiều hơn rất nhiều. Ví như nếu Thúy không trải nghiệm qua những điều đó, thì ngày hôm nay Thúy không thể vừa nói được tiếng Pháp, vừa tiếng Anh, vừa tiếng Việt. Nếu không trải qua chuyện đó, không có mình mạnh mẽ ngày hôm nay.” Mỗi một nhà văn đến và ở lại được trong lòng người đọc đều phải nhờ tài kể chuyện. Có lẽ, văn chương cũng như con người Kim Thúy, có ấn tượng đặc biệt với độc giả vì tinh thần vị tha, vì khả năng vượt qua mọi biên giới. Một cái nhìn trong vắt của đứa trẻ, một đôi mắt trong trẻo, luôn tò mò khám phá cuộc đời, luôn nhìn ra ở cuộc đời có điều gì đáng sống, đáng thương yêu, chia sẻ.
Thúy rất hay dùng từ “do mình hên vậy thôi”. “Hên” nên làm gì cũng thấy mình có được nhận lấy một cái gì đó từ cuộc đời, “hên” nên có giải thưởng văn học “vì nhiều tác phẩm văn học khác hay lắm chứ”. Giọng Thúy tưng tửng nhẹ như không, khuôn mặt luôn rạng ngời với cách nhìn cuộc sống mỗi ngày một niềm vui, mỗi ngày mỗi khám phá mới.
Nói về dự định phía trước, Kim Thúy cười: “Mấy đứa bạn Thúy lúc đùa vui thường nói: ồ chẳng biết năm năm tới Thúy sẽ làm gì. Có đứa nói, có khi Thúy sẽ thành họa sĩ, (dù Thúy chẳng vẽ nổi cả hình trái táo), rồi có đứa nói chẳng biết Thúy trở thành cái gì, mà Thúy cũng chẳng biết Thúy sẽ thành gì nữa. Nhưng rõ ràng chẳng một người nào nói: ờ năm năm tới thì Thúy đang xuất bản cuốn sách thứ năm hay thứ sáu. Tuyệt đối chẳng có một ai! Thúy sẽ tiếp tục viết nếu có sự giúp đỡ của chồng thôi, còn nếu một ngày nào đó chàng ta quyết định là: a tôi không nuôi nữa nhá, thì thôi, thì ngừng thôi.”
TIỂU THUYẾT RU CỦA NHÀ VĂN KIM THÚY QUYỂN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM-CANADA ĐẦU TIÊN
Cây bút khách mời Nguyễn Vinh bình luận tiếp về tiểu thuyết Ru của nhà văn Kim Thúy. Quyển tiểu thuyết này được giới thiệu lần đầu tiên trên diaCRITICS qua bài bình luận của Isabella Thuy Pelaud với bản gốc tiếng Pháp. Xuất bản lần đầu vào năm 2009, Ru là sự phản ảnh của Kim Thúy về hành trình di cư và thời thơ ấu của một đứa trẻ Việt Nam trên đất Canada. Vào thời điểm xuất bản, Ru được viết bằng tiếng Pháp, nhưng hiện nay tiểu thuyết này đã được Sheila Fischman dịch ra tiếng Anh. Nguyễn Vinh sẽ bình luận về bản dịch tiếng Anh của quyển tiểu thuyết Việt Nam-Canada này. For the original English version of this article, click here.
[Bạn đã đăng ký nhận bài của diaCRITICS chưa? Đăng ký để trúng thưởng! Đọc thêm chi tiết ở đây.]
Trong buổi giới thiệu sách mới đây tại Toronto nhằm quảng bá bản dịch tiếng Anh mới phát hành của quyển tiểu thuyết tiếng Pháp đoạt giải thưởng này, Kim Thúy đã hỏi tôi một câu bằng tiếng Việt: “Ruchính là từ đẹp nhất trong ngôn ngữ của chúng ta đúng không anh?” Một từ đơn âm tiết, để chỉ điệu hát ru con trong tiếng Việt và chỉ một dòng chảy, dòng suối nhỏ trong tiếng Pháp, được lựa chọn kỹ càng để làm tựa đề cho quyển sách của cô, và từ Ru đã thành công trong việc định hình và bao quát tất cả những mảnh ghép khác nhau tạo nên câu chuyện kể trong Ru. Những chủ đề chính của tác phẩm Ru: chiến tranh và di cư, nghĩa vụ làm mẹ và gia đình, đấu tranh và hồi sinh; tất cả vang lên chỉ trong một từ “Ru”. Đó là điều mà Kim Thúy đã làm được chỉ với một từ, quả vậy chỉ với lượng ngôn từ ngắn ngủi thôi, đã tạo nên vẻ đẹp cho từ “ru” cũng như quyển tiểu thuyết mang tên nó.
Là một nhà ngôn ngữ học đã qua trường lớp và từng là một dịch giả, tình yêu của tác giả đối với ngôn từ cũng đã thể hiện rõ trong con người cô ngoài đời thật, và bản chuyển ngữ tinh tế của Sheila Fischman đã không đánh mất đi niềm đam mê ngôn ngữ và ngữ nghĩa này cũng như chất thơ trong tác phẩm. Kim Thúy cho biết trong buổi giới thiệu sách rằng cô cố gắng nắm bắt cái hồn của sự tĩnh lặng và sự nhẹ nhàng trong quá trình viết tác phẩm này, và dưới bàn tay của Fischman, ngay cả những khúc đoạn thương cảm nhất cũng được chuyển tải đầy sống động. Hãy xem đoạn văn miêu tả cuộc vượt biên khỏi Việt Nam của nhân vật trên một chiếc tàu:
Chiếc bóng đèn nhỏ lủng lẳng trên sợi dây diện quàng vào một chiếc đinh gỉ sét tỏa ra thứ ánh sáng nhờ nhờ. Dưới lòng thuyền không thể phân biệt được ngày hay đêm. Ánh sáng rọi từ chiếc bóng đèn bảo vệ chúng tôi khỏi sự mênh mông của biển và đất trời xung quanh. Những người ngồi trên mạn thuyền kể cho chúng tôi nghe rằng không có biên giới phân tranh giữa màu xanh của trời và màu xanh của biển. Nào ai biết được là chúng tôi đang tiến đến thiên đường hay đang đi sâu xuống đáy biển. Thiên đường và địa ngục đều có cả trong lòng của chiếc thuyền này. (3)
Minh họa của Jiny Ung
Điểm mạnh của Ru nằm ở cách Kim Thúy kể lại câu chuyện giờ đây đã hết sức quen thuộc của người Việt Nam về chiến tranh, vượt biên và định cư. Câu chuyện chủ đạo tường thuật lại những trải nghiệm của Nguyen An Tinh – một hiện thân của chính tác giả – và hành trình của nhân vật này từ đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá đến Canada. Suốt trong chuyến hành trình này, nhân vật luôn suy ngẫm về nhiều vấn đề khác nhau như bệnh tự kỷ, nạn mại dâm, con lai, tình yêu và những chuyến hồi hương. Tiểu thuyết không hề tản mác và lạc đề, ngược lại các đoản văn kết dính với nhau tạo ra cho tác phẩm một cấu trúc không theo khuôn phép thông thường – thành quả của sự nỗ lực của tác giả trong việc mô phỏng lối kể chuyện không liền mạch hay bắt gặp trong đời thường, cái bản chất hết sức ngắn gọn của ký ức và hồi tưởng.
Kim Thúy có lối viết văn duyên dáng và cách kể truyện đầy hấp dẫn, nhưng điều làm Ru hấp dẫn tôi là sự ra đời của tác phẩm đã đánh dấu một thời điểm lịch sử ở Canada. Ru là tiểu thuyết Việt-Canada đầu tiên, hay đúng hơn, quyển tiểu thuyết đầu tiên được viết nên bởi một người gốc Việt sống trên đất Canada, hay là quyển sách đầu tiên của một Việt kiều Canada được quảng bá dưới hình thức truyện tiểu thuyết. Như đã nói ở trên, cuộc đời của nhân vật hư cấu có nhiều điểm giống với cuộc đời của Kim Thúy, và quyển sách có thể được xem như một hồi ký nếu tác giả không đổi tên nhân vật. Tuy vậy, nhờ quyết định thay ngôi xưng “tôi” của Kim Thúy bằng ngôi xưng “tôi” hư cấu của nhân vật, Ru giành được danh dự là cuốn tiểu thuyết Việt-Canada đầu tiên.
_______________________________________________________________
Bạn có thích đọc diaCRITICS không?
Nếu thế thì mời đăng ký nhận bài hoặc GÓP TIỀN GIÚP ĐỠ.
Xem các lựa chọn ở góc phải bên trên, đăng ký qua email hoặc bản tin RSS.
_______________________________________________________________
Cùng với một vài tác phẩm khác, tiểu thuyết này tạo hình “dòng văn học Việt-Canada”: những hồi ký do Việt kiều Canada viết (Ý chí nơi Thiên đường: Câu chuyện về một người Việt Nam và thế giới sụp đổ của anh ấy của Nguyễn Ngọc Ngạn & đồng tác giả E.E.Richey; Rời bỏ Việt Nam của Nguyễn Minh Thanh [?]; Cô bé trong bức ảnh: Câu chuyện về Kim Phúc, bức ảnh, và cuộc chiến Việt Nam của Kim Phúc & đồng tác giả Denise Chong; Đất nước mãi xanh: Hồi ký về Việt Nam của Thương Vương-Riddick), các tuyển tập thơ của Việt kiều Canada (Đôi bờ/ Deux Rives của Thương Vương-Riddick), các tác phẩm của Việt kiều gốc Hoa ở Canada (Rút máu và những phương thuốc thần kỳ và Sự đánh cược của thầy Hiệu trưởng của Vincent Lâm), và các tiểu thuyết mà tác giả không phải là Việt kiều Canada nhưng các nhân vật trung tâm lại là người Việt (Thời gian ở giữa của John Bergen và Điều chúng ta mong đợi của Dionne Brand). Trong khi nhiều tác phẩm trong số này thành công theo cách riêng của mình, sự xuất hiện của Ru trên văn đàn, với thành công về mặt thương mại và phê bình đại chúng đã làm công chú chú ý đến những trải nghiệm của người Việt kiều Canada và dòng văn học miêu tả các trải nghiệm này, cũng như khả năng tự thể hiện bản thân của người Việt kiều Canada qua nghệ thuật tiểu thuyết đầy thi vị.
Người dịch: Nguyễn Thị Như Ngọc và Đỗ Ngọc Quỳnh Chi.
Nguyễn Vinh là nghiên cứu sinh ngành Văn chương và Nghiên cứu văn hóa tại Đại học McMaster University. Anh sống ở Toronto, Canada.
Nguyễn Thị Như Ngọc (Trưởng bộ môn Biên – Phiên Dịch, Khoa Ngữ Văn Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM, và đang là nghiên cứu sinh của chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh tại trường) và Đỗ Ngọc Quỳnh Chi (Giảng viên bộ môn Biên – Phiên Dịch, Khoa Ngữ Văn Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM. Học viên cao học chuyên ngành TESOL).
diaCRITICS hân hạnh khi có được Jiny Ung minh họa cho bài báo này. Jiny Ung chuyên về nghệ thuật chế tác khuôn và vẽ hoạt hình. Cô đã thực hiện việc thiết kế và sản xuất cho các bộ phim ngắn ở Đông Nam Á. Các dự án phim hoạt hình hiện tại của cô tập trung vào các chủ đề: về tội lỗi, mất mát, và các nhân vật anh hùng quia (queer) dưới hình dạng tích hợp động vật-robot-trái cây.
____________________________________________________________
Bạn có thích đọc diaCRITICS không? Nếu có thì xin mời đăng ký nhận bài ở đây.
Vui lòng bỏ chút thời gian chia sẻ bài này. Chia sẻ (qua email, Facebook, v.v.) giúp quảng bá diaCRITICS. Mời bạn tham gia vào câu chuyện và để lại lời bàn.
Bạn có hứng đọc cuốn tiểu thuyết Việt Nam-Canada đầu tiên? Bạn nghĩ cuốn tiểu thuyết này giống hoặc khác gì một cuốn tiểu thuyết Việt-Mỹ?
____________________________________________________________
RELATED POSTS
- Kim Thuy’s Ru Wins Major Canadian Literary Prize
- Ru, a novel by Kim Thuy
- Quick Links: Happy Belated "Deep Resentment Day"
- Meeting a Taxi Driver in N.Y. and Other Poems by Phan Nhiên Hạo
This entry was posted in Bài Tiếng Việt, Bản sắc cá nhân, Essays, Francophone, Identity, Literature, Most Critical October 2012, Reviews, Văn học, Điểm sách-phim and tagged Canada, Kim Thuy, Nguyễn Thị Như Ngọc, Ru, Sheila Fischman, Translation, văn học Việt-Canada, Việt kiều Canada, Vietnamese Canadian Literature, Vinh Nguyen, Đỗ Ngọc Quỳnh Chi. Bookmark the permalink.